Những ai giao dịch hàng hóa?
Hàng hóa là các tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, cà phê và đậu nành. Hàng hóa được giao dịch qua các hợp đồng kỳ hạn trên các sàn giao dịch trên toàn thế giới bởi các nhà sản xuất và người mua. Khi một hợp đồng kỳ hạn hết hạn, những nhà giao dịch này giao dịch hàng hóa thực tế. Loại hình nhà giao dịch thứ hai tham gia vào thị trường hàng hóa là nhà đầu cơ, tức là các nhà giao dịch mua và bán các hàng hóa vì mục đích kiếm lời.
Hai hàng hóa được giao dịch nhiều nhất là dầu mỏ và khí đốt, còn được biết đến là hàng hóa cứng. Trong số hai hàng hóa đó, dầu thô là quan trọng nhất do nó được sử dụng rộng rãi trong vận tải và sản xuất. Giá dầu là chỉ báo thế giới mạnh mẽ đến nỗi nó có thể chi phối chính trị vì các quốc gia có sản lượng dầu cao có xu hướng có ảnh hưởng lớn tới hệ thống tài chính toàn cầu.
Tại sao nên giao dịch hàng hóa?
Cho dù bạn có là nhà giao dịch hay không, giá dầu mỏ và khí đốt tác động tới chúng ta hàng ngày. Trong quá khứ, chỉ có những người có nhiều vốn cũng như có đủ thời gian và trình độ chuyên môn mới có thể đầu tư vào hàng hóa. Ngày nay, việc tiếp cận thị trường hàng hóa cũng mở ra với những người không phải là chuyên gia, cho phép các nhà giao dịch trực tuyến tận dụng cả biến động giá ngắn hạn cũng như dài hạn.
Thị trường năng lượng có các đặc tính riêng, mà đó là lý do tại sao việc giao dịch dầu mỏ và khí đốt là lựa chọn phổ biến trong số các nhà giao dịch forex, những người muốn đa dạng hóa việc giao dịch của mình. Được biết đến nhờ thanh khoản cao, việc mua dầu mỏ và khí đốt hoạt động 23 giờ một ngày trong suốt tuần giao dịch.
Điều gì ảnh hưởng đến giá của các hàng hóa?
Không giống như forex, mà ở đó giá trị của một đồng tiền có mối liên hệ chặt chẽ với hiệu suất của khu vực kinh tế sử dụng nó, giá hàng hóa bị ảnh hưởng chủ yếu bởi cung và cầu. Đây là những gì bạn cần biết để theo dõi những yếu tố quan trọng quyết định cung và cầu trong ngành hàng hóa.
-
Giá của đồng Đô la Mỹ
Vì hàng hóa được định giá bằng đồng Đô la Mỹ, nên biến động của USD có tác động trực tiếp tới giá giao dịch của các hàng hóa như, dầu mỏ, khí đốt, cà phê và đậu nành.
-
Thiên tai
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như bão lớn, sóng thần và động đất, có thể có tác động mạnh tới giá hàng hóa.
-
Các sự kiện địa chính trị
Các lực lượng địa chính trị có tác động trực tiếp tới ngành năng lượng, mà tác động này có thể được coi là cả rủi ro lẫn cơ hội. Ngoại giao quốc tế, chia rẽ dân sự và biến động tỷ giá có thể làm gia tăng đáng kể biến động trên thị trường dầu mỏ và khí đốt.
-
Mục tiêu sản lượng của OPEC
Khi đề cập đến vấn đề giao dịch dầu, OPEC là một tổ chức quan trọng cần lưu tâm. Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ gồm 14 quốc gia. OPEC đặt mục tiêu sản lượng cho các thành viên của mình nhằm điều tiết nguồn cung. Theo quy tắc bất thành văn, khi mục tiêu sản lượng được cắt giảm, giá dầu sẽ tăng lên.
Lợi thế của việc giao dịch hàng hóa
Giao dịch hàng hóa đã trở thành một trong những cách phổ biến nhất để đa dạng hóa danh mục đầu tư, đặc biệt là trong các thị trường chứng khoán giá xuống, vì hàng hóa có xu hướng biến động ngược chiều với chứng khoán. Các lý do khác cho thấy tại sao nhà giao dịch lại chọn giao dịch hàng hóa trực tuyến được nêu bên dưới:
-
Mở cửa 23/6
Khi đề cập đến các hàng hóa năng lượng, thị trường dầu mỏ và khí đốt mở cửa suốt ngày đêm với việc chỉ có một giờ nghỉ trong suốt tuần giao dịch. Tất cả những gì bạn cần để tham gia là một tài khoản giao dịch và một nhà môi giới đáng tin cậy.
-
Thị trường có thanh khoản cao
Các thị trường hàng hóa chủ yếu được giao dịch với khối lượng lớn bởi những người tham gia khác nhau trên thế giới, cung cấp một vài cơ hội giao dịch cho cả nhà giao dịch ngắn hạn và dài hạn.
-
Mua vào và bán ra
Không giống như đầu tư truyền thống, bao gồm việc mua vào và giữ lại với hy vọng giá tăng, bạn có thể kiếm lời từ cả hai trường hợp giá tăng và giảm bằng việc mua vào hoặc bán ra. Tại ThinkMarkets, bạn có thể bắt đầu giao dịch trên các thị trường hàng hóa có biến động cao với vốn ban đầu thấp tới mức 250 USD.